Quyết định của Giám đốc Lê Quân là thực hiện theo Nghị quyết số 3768/NQ-HĐ ngày 24/11/2021 của Hội đồng ĐH Quốc gia Hà Nội do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Kim Sơn Ký.

Điều kiện chuyển từ trường đại học lên đại học

Theo nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, để được chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường phải đáp ứng các điều kiện:

- Trường đại học đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;

- Có ít nhất ba trường thuộc trường đại học được thành lập theo quy định; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người;

- Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

VNU University of Medicine and Pharmacy

Nhà Y1, Số 2B Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận

Trường Đại học Y Dược (tiếng Anh: VNU University of Medicine and Pharmacy – VNU-UMP) là trường đại học chuyên ngành y khoa và dược học tại Việt Nam, một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Y Dược chịu sự quản lý trực tiếp về hành chính của ĐHQGHN và sự quản lý nhà nước về chuyên môn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 20/05/2010, GS.TS. Mai Trọng Nhuận (Nguyên giám đốc ĐHQGHN) đã ký Quyết định số 1507/QĐ-TCCB thành lập khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội trên cơ sở kế thừa truyền thống và tiếp nối lịch sử phát triển của Viện Đại học Đông Dương – tiền thân của ĐHQG Hà Nội.[1]

Trường Đại học Y Dược là trường Đại học thành viên của ĐHQGHN được Thủ Tướng Chính Phủ thành lập theo quyết định 1666/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2020 trên cơ sở kế thừa Khoa Y Dược, được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thành lập theo Quyết định số 1507/QĐ-TCCB ngày 20/5/2010, trên cơ sở truyền thống và tiếp nối lịch sử phát triển của Viện Đại học Đông Dương – tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Cao đẳng Y khoa (Ecole supérieure de Médecine - 1906) cũng như để đáp ứng yêu cầu phát triển của ĐHQGHN thành trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo xu thế hội nhập quốc tế của đất nước.[2][3]

Ngày 23/12/2022, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Khoa Răng Hàm Mặt.[4]

Ngày 24/5/2023, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Khoa Dược.[4]

Ngày 15/11/2023, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN GS. TS. Lê Ngọc Thành ký quyết định thành lập Khoa Y và kiện toàn bộ máy nhân sự lâm thời, bổ nhiệm PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi TW làm Chủ nhiệm Khoa Y. Khoa Y là một đơn vị đào tạo trực thuộc Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN với 41 bộ môn trực thuộc.

Ngày 20/11/2023, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Khoa Y. Tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, Ra mắt Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược. Trao quyết định Số 4368/QĐ - ĐHQGHN của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội bổ nhiệm PGS. TS. Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiêm nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN.

Chủ trương đến 2025, nhà trường thành lập nốt 03 khoa để có đủ 06 khoa, bao gồm 03 Khoa đã thành lập: Khoa Răng hàm mặt, Khoa Dược, Khoa Y. Thêm 03 khoa: Khoa Y học cổ truyền, Khoa Khoa học cơ bản và Y Dược cơ sở, Khoa Điều dưỡng.

Xã Thạch Hòa, Huyện Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam.

Danh sách các lãnh đạo của Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN từ khi thành lập đến nay như sau:

- Nguyên Trưởng Khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

- Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam.

- Tổng biên tập Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam.

Các khóa học đào tạo ngắn hạn được tổ chức thường niên tại trường như

Viện trưởng Viện Dược liệu, Bộ Y tế

Bên cạnh Bệnh viện Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết đào tạo với các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội để giảng dạy và đào tạo lâm sàng. Nhiều lãnh đạo khoa, phòng và cán bộ của bệnh viện thực hành được bổ nhiệm đứng bộ môn của nhà trường. Sinh viên y khoa và học viên sau đại học được thực tập lâm sàng của họ tại các bệnh viện sau:

Cơ sở 1 của Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội

Tòa nhà Y1 của Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phòng khám Răng Hàm Mặt chất lượng cao của Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phòng Khám Đa Khoa 182 Lương Thế Vinh – Bệnh Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Y  · Dược  · Răng - Hàm - Mặt

Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục  · Đào tạo liên tục theo nhu cầu xã hội  · Nghiên cứu phát triển Khoa học công nghệ và Dịch vụ kỹ thuật Y Dược  · Bào chế và công nghệ dược phẩm  · Hóa học các hợp chất thiên nhiên và Tác dụng sinh học  · Dược động học và Sinh dược học Bào chế  · Y học chẩn đoán và cận lâm sàng  · Vườn dược liệu

Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Y Dược

Viet Nam National University of Languages and International Studies

Tòa nhà hiệu bộ Trường Đại học Ngoại ngữ

Trường Đại học Ngoại ngữ (tiếng Anh: VNU University of Languages and International Studies – VNU-ULIS), là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đây được đánh giá là trường đại học đầu ngành và có lịch sử lâu đời nhất về đào tạo và giảng dạy ngôn ngữ tại Việt Nam. Trường là trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ở nhiều cấp bậc khác nhau, bao gồm các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Bên cạnh hoạt động đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, trường Đại học Ngoại ngữ còn có hai trường thành viên là Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ và Trường Trung học cơ sở Ngoại ngữ. Trụ sở chính của trường đặt tại số 2B Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội[1].

(*) Giai đoạn sau năm 1958, Trường Ngoại ngữ được sáp nhập vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mang tên Khoa Ngoại ngữ. Năm 1967, Khoa Ngoại ngữ lại được tách ra khỏi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và chính thức mang tên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, giải thích cho lý do giai đoạn 1958 - 1968 trường không có Hiệu trưởng.

Trường Đại học Ngoại ngữ gồm có 11 khoa đào tạo, 4 bộ môn, 5 trung tâm nghiên cứu, 8 trung tâm chức năng, 1 trường Trung học Phổ thông trực thuộc và 1 trường Trung học Cơ sở trực thuộc.[5]

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Liên bang Nga, Canada, New Zealand, Romania, Úc,... trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt:

Bên cạnh đó, trường còn hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước như: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Học viện Khoa học Quân sự,...

Trường cũng có nhiều hoạt động hợp tác đa dạng với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt, trường đã có nhiều ký kết quan trọng với hầu hết Đại sứ quán của các nước sở tại nhằm tạo điều kiện lưu chuyển học sinh, sinh viên và đẩy mạnh các hoạt giao lưu, xúc tiến ngôn ngữ - văn hóa.

Đáng chú ý, theo thỏa thuận ký kết vào ngày 5/9/2018 giữa Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, Không gian Pháp tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN chính thức được thành lập vào ngày 22/2/2019 với tên gọi là "Espace France", đặt tại tòa nhà C3 thuộc khu công trình khoa Pháp. Đây là Không gian Pháp đầu tiên tại Hà Nội và thứ tư trong cả nước.[6]