Có đến hơn 1,600 cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhưng số mã cổ phiếu với thị giá 3 con số (từ 100,000 VNĐ/cp trở lên) thì rất ít. Theo thống kê thì những cổ phiếu thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt không nằm trong nhóm cổ phiếu tài chính, mặc dù nhóm này chiếm đến gần một nửa giá trị vốn hoá của toàn thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nay cũng duy trì tăng trưởng ổn định trong thời gian dài, cho nên cũng là một động lực tốt thúc đầy giá cổ phiếu của họ đi lên.

#Top 10: Cổ phiếu NDC của CTCP Nam Dược (sàn UPCOM)

NDC là cổ phiếu thuộc nhóm y tế, từ ngày 12/04/2024 đến ngày 23/04/2024 thị giá cổ phiếu NDC chưa có sự thay đổi, vẫn ở mức giá đóng cửa 168,000 VNĐ/cp. Thị giá cổ phiếu NDC cao nhất rơi vào ngày 27/10/2023 ở mức 256,100 VNĐ/cp.

CTCP Nam Dược được thành lập ngày 01/01/2004 tại Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là 3.5 tỷ đồng, với ngành nghề chính là nuôi trồng, thu mua, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dược liệu. Nhà máy sản xuất dược phẩm của Nam Dược đạt chuẩn GMP-WHO, GSP và GLP, với diện tích nhà máy là 10,000 m2, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới để sản xuất ra các sản phẩm dược đạt được trình độ toàn thế giới công nhận. Hiện tại, sản phẩm của Nam Dược gồm cả thuốc tân dược, đông dược và là nơi tiếp nhận dược liệu từ nhiều kho dược liệu khác nhau để chế biến được ra các thành phẩm dược liệu cuối cùng.

Nhìn chung, các cổ phiếu thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán đều được chi trả cổ tức khá cao bằng tiền mặt, chẳng hạn như công ty Nhựa Bình Minh, Sữa Quốc tế, Phốt pho Apatit Việt Nam, CTCP Bến xe Miền Tây, Mía đường Sơn là… Các cổ đông thường nắm giữ các cổ phiếu trên trong dài hạn để nhận cổ tức thay vì giao dịch để ăn chênh lệch giá. Vì vậy, các cổ phiếu thị giá cao nhất sàn thường có tính thanh khoản không cao. Vì vậy, những nhà đầu tư theo trường phái đầu tư dài hạn, ung dung chờ hưởng lãi kép thì có thể chọn những cổ phiếu trên để có lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng thêm theo từng năm.

Cổ phiếu SAB đã vượt mốc 300.000 đồng, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán.

Phải mất hơn 10 năm kể từ giai đoạn đỉnh cao năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam mới lần đầu ghi nhận một cổ phiếu có thị giá vượt trên 300.000 đồng.

Tính đến phiên giao dịch gần nhất, mỗi cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã CK: SAB) được trao tay ở mức gần 320.000 đồng. Tương đương với vốn hóa thị trường của công ty đã vượt mốc 200.000 tỷ.

Dù lên sàn được gần một năm, tuy nhiên đà tăng của cổ phiếu Sabeco chỉ mới đột biến trong giai đoạn từ cuối tháng 7 đến nay, cùng với những thông tin về việc thoái vốn Nhà nước. Sự hấp dẫn của doanh nghiệp sản xuất bia có thị phần lớn nhất cả nước khiến nhà đầu tư trên thị trường kỳ vọng vào một thương vụ thoái vốn thành công, cùng sự xuất hiện của những đại gia ngoại.

Cổ phiếu SAB của Sabeco đã trở thành cổ phiếu đắt giá nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu SAB của Sabeco được niêm yết trên sàn HoSE từ cuối năm 2016 với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 110.000 đồng, tương ứng mức giá điều chỉnh là 108.350 đồng. Tuy nhiên chỉ sau hơn một năm, cổ phiếu này đã tăng gần 3 lần.

Bắt đầu từ cuối tháng 7, bộ đôi cổ phiếu ngành bia đã "nổi sóng" khi Bộ Công Thương yêu cầu 2 đơn vị này trình phương án thoái vốn Nhà nước ngay trong tháng và dự kiến sẽ được thực hiện trong năm nay. Trong báo cáo mới được Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đưa ra, việc thoái vốn hiện đã được "chốt" được ở phía Sabeco, khi Bộ Công Thương dự kiến sẽ bán 53,59%. Sau thoái vốn, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp này sẽ giảm về 36%.

Dù thuộc nhóm giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 49%, nhưng tỷ lệ thoái vốn cao đưa Sabeco trở thành một trong những thương vụ được kỳ vọng nhất trong năm nay và năm sau. Nhà đầu tư hy vọng vào việc các tập đoàn lớn nước ngoài sẽ không tiếc tiền để thâu tóm doanh nghiệp bia giữ thị phần lớn nhất của Việt Nam.

Ngành bia Việt Nam hiện do 4 công ty lớn thống lĩnh, gồm: Habeco (Hanoi Brewery), Hue Brewery (do Carlsberg sở hữu 100% vốn), Sabeco (Saigon Brewery) và Heineken NV. Tổng cộng 4 doanh nghiệp trên theo ước tính nắm 90% sản lượng bia bán ra. Trong đó Sabeco là doanh nghiệp giữ thị phần lớn nhất.

Theo dữ liệu của Euromonitor, Sabeco hiện giữ thị phần gần 41% và tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu nhờ sự tăng trưởng mạnh ở nhiều phân khúc sản phẩm. Khác với Habeco tại thị trường phía Bắc đang đánh mất dần thị trường, thì Sabeco đang vươn lên mạnh mẽ và trở thành đối trọng lớn nhất cho những đối thủ nước ngoài như Heineken hay Carlsberg.

Tuy nhiên sau thời gian tăng giá liên tục, các công ty chứng khoán và nhà đầu tư đã bắt đầu tỏ ra nghi ngại khi định giá của Sabeco có phần quá cao.

Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Asahi, Akiyoshi Koji cho rằng "định giá của Sabeco quá cao và giá cổ phiếu không giảm xuống". Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) trong báo cáo mới công bố cũng đánh giá, "nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Heineken, Kirin và Thai Bev có vẻ quan tâm mặc dù giá bán vẫn là vấn đề".

Theo đơn vị này, mức định giá của Sabeco đang "đắt theo bất kỳ phương pháp định giá nào". Cổ phiếu các công ty bia trong khu vực hiện giao dịch với P/E dự phóng 2018 là 22,5 lần, trong khi ở mức giá hiện tại, cổ phiếu SAB có P/E dự phóng là 47 lần. Mức định giá này từ thị trường cũng cao hơn rất nhiều so con số 16 lần của Asahi, 21 lần đối với Carlsberg và 20 lần đối với Heineken.

Dù vậy, những lợi thế của Sabeco và vị thế của doanh nghiệp này tại một trong những thị trường tiêu thụ bia tăng trưởng cao nhất thế giới, sẽ là động lực cho các đại gia ngoại dốc hầu bao.

"Sabeco là một tài sản tốt và hiện tại không còn nhiều tài sản tương tự. Mức định giá cao hơn bình quân các công ty cùng ngành trong khu vực là hợp lý đối với nhà đầu tư chiến lược", báo cáo của HSC viết. Tuy nhiên đơn này này cũng nhấn mạnh rằng liệu nhà đầu tư chiến lược có chấp nhận mua Sabeco ở mức giá thị trường hiện tại hay không lại là vấn đề khác.

Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới, cao hơn so với giá gạo của Thái Lan và Pakistan, trong khi 1 tháng trước có giá thấp hơn nhiều.

Tính đến ngày 20/8/2024, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 578 USD/tấn, cao hơn 15 USD/tấn so với gạo Thái Lan và cao hơn 36 USD/tấn so với gạo Pakistan. Giá gạo 25% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 541 USD/tấn, cao hơn lần lượt 27 USD/tấn và 28 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan và Pakistan.

Có thời điểm, giá gạo Việt Nam xuất khẩu sang Brunei lên tới 959 USD/tấn, sang Mỹ đạt 868 USD/tấn, sang Hà Lan đạt 857 USD/tấn; xuất khẩu sang các nước Ukraine, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ có mức giá trung bình khoảng 838 USD/tấn.

Nguyên nhân giá gạo tăng đến từ sự mất cân đối giữa cung và cầu. Thương mại gạo toàn cầu tiếp tục bị hạn chế bởi lệnh cấm và hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới), trong khi vụ lúa Hè - Thu sắp kết thúc và vụ lúa Thu - Đông sắp tới không phải là mùa thu hoạch chính, dẫn đến nguồn cung giảm.

Về phía cầu, Chính phủ Philippines đưa ra chính sách giảm thuế nhập khẩu từ 35% xuống 15% từ tháng 8/2024 đã kích thích các doanh nghiệp nước này gia tăng nhập khẩu gạo. Philippines dự kiến sẽ tăng lượng gạo nhập khẩu từ 4,2 triệu tấn lên 4,5 - 4,7 triệu tấn trong năm nay. Trong khi đó, Indonesia có thể nhập khẩu đến 4,3 triệu tấn gạo, thay vì 3,6 triệu tấn như thông báo từ đầu năm 2024. Ngoài ra, cuối năm nay là thời điểm các nước tăng tốc nhập khẩu gạo, dự trữ cho mùa khô hạn sang năm.

Trước nhu cầu lớn, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam có sự khởi sắc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong tháng 7/2024 đạt 751.093 tấn, trị giá 451,77 triệu USD, tăng 46,3% về lượng và 39,7% về giá trị so với tháng 6, tăng 13,9% về lượng và 24,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo tăng 8,3% về lượng và tăng 27,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 5,3 triệu tấn và gần 3,34 tỷ USD.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA nhận định, nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống của ngành gạo Việt sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới. Với đà tăng nhập khẩu của các đối tác, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 có thể cán mốc 8 triệu tấn, thu về hơn 5 tỷ USD, lập kỷ lục mới.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu LTG của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời sau nhịp điều chỉnh trong tháng 7, rồi đi ngang tích luỹ quanh vùng giá 15.000 đồng/cổ phiếu đã tăng lên trên 17.000 đồng/cổ phiếu trong tuần qua. Thanh khoản được cải thiện đáng kể, từ 100.000 - 200.000 đơn vị lên 600.000 - 700.000 đơn vị mỗi phiên.

Cổ phiếu NSC của Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) cũng đi lên, chạm ngưỡng 80.000 đồng/cổ phiếu, mức cao nhất trong 2 năm trở lại đây, tăng hơn 8% so với cuối tháng 7.

Tuy nhiên, diễn biến tương tự không xuất hiện với các cổ phiếu cùng ngành khác. Mã VSF của Tổng công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood), mã AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), mã TAR của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Trung An) lại “bình chân như vại”.

Kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ cải thiện

Hai thị trường mua nhiều gạo nhất của Việt Nam là Philippines và Indonesia dự kiến tăng mạnh sản lượng nhập khẩu năm 2024.

Ngành gạo đón nhận nhiều thông tin tích cực, nhưng chưa thể kéo cả nhóm cổ phiếu lúa gạo đi lên, có thể là do kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024 không như kỳ vọng, dù giá xuất khẩu gạo bình quân ước đạt 636 USD/tấn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2023 (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Nửa đầu năm 2024, Angimex đạt gần 151 tỷ đồng doanh thu, giảm 53% so với cùng kỳ năm 2023. Do không còn doanh thu từ hoạt động bán xe Honda, phụ tùng, dịch vụ sửa chữa, trong khi giá vốn cộng thêm các khoản chi phí nên Angimex lỗ sau thuế 99,5 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ của cùng kỳ năm trước (lỗ 57,7 tỷ đồng).

Với Trung An, nửa đầu năm nay ghi nhận doanh thu 3.419 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giá vốn tăng mạnh hơn đà tăng của doanh thu nên sau khi trừ các chi phí, Công ty lỗ sau thuế 772 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 7,5 tỷ đồng.

Tại Vinaseed, 6 tháng đầu năm 2024 đạt doanh thu 1.071 tỷ đồng, tăng 18%; lợi nhuận sau thuế 93 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Vinafood có kết quả kinh doanh khả quan hơn khi mang về 11.242 tỷ đồng doanh thu trong nửa đầu năm 2024, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện và doanh nghiệp cắt giảm một số chi phí nên lợi nhuận sau thuế đạt 20,7 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Lộc Trời xin hoãn công bố báo cáo tài chính quý II/2024 do gặp phải một số sự kiện bất khả kháng, cần ổn định dòng vốn hoạt động sản xuất - kinh doanh nên toàn bộ nhân sự phải tập trung vào việc xử lý các vấn đề tài chính trước mắt. Bên cạnh đó, Lộc Trời có sự biến động nhân sự cấp cao, ảnh hưởng đến tiến độ tổng hợp, cung cấp số liệu để hoàn thiện báo cáo tài chính quý II/2024 đúng thời hạn quy định.

Việc 2 thị trường mua nhiều gạo nhất của Việt Nam là việc Philippines và Indonesia tăng sản lượng nhập khẩu được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến triển vọng xuất khẩu gạo Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp trong ngành cải thiện kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên, truyền thông quốc tế cho biết, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, do lượng gạo tồn kho trong nước tăng cao kỷ lục. Khi đó, bản đồ gạo thế giới sẽ có sự dịch chuyển đáng kể, nguồn cung tăng và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị cạnh tranh mạnh hơn.

Trong khi đó, giá bán gạo của người nông dân cho doanh nghiệp cũng tăng, khiến giá vốn đầu vào tăng, doanh nghiệp không dễ lãi cao. Đáng lưu ý, tình trạng doanh nghiệp bị nhà nhập khẩu “ép” giá vẫn còn, nếu giá xuất khẩu không bù đắp được các chi phí kinh doanh sẽ tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, nhất là khi giá cước vận tải duy trì ở mức cao.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương khuyến nghị, các doanh nghiệp nên linh hoạt điều chỉnh chiến lược sản xuất - kinh doanh lúa gạo, sẵn sàng ứng phó với mọi biến động để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong xuất khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp cần tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá gạo, nhằm bảo vệ và duy trì sự ổn định của ngành xuất khẩu gạo quốc gia.