Quản Lý Ngành Giáo Dục Và Đào Tạo
- Xây dựng kế hoạch vận hành khối học thuật đảm bảo chất lượng đầu ra với từng HV theo yêu cầu. - Nâng cấp và phát triển các sản phẩm. - Tổ chức, đào tạo nâng cao năng lực bộ máy học thuật tại các CN và nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. - Đánh giá và kiểm soát chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ đảm bảo đúng yêu cầu đầu ra theo chỉ đạo và định hướng của BDH. - Đào tạo và Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc trong quá trình thử việc và làm việc sau thử việc của GV. - Xây dựng văn bản, quy trình làm việc phòng Học thuật - Có kế hoạch đào tạo nhân sự kế cận phục vụ CN mới đi vào vận hành. - Tổ chức Tuyển dụng, đào tạo vận hành cho bộ phận HT tại các CN mới. - Tham mưu, tư vấn cho TGĐ về các vấn đề liên quan đến học thuật (hợp đồng, chất lượng đào tạo..)
Giới thiệu ngành đào tạo tâm lý học giáo dục
GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC, HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Từ khi loài người sinh ra, trên Trái Đất xuất hiện một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ, phong phú, kì diệu song cũng vô cùng bí ẩn và phức tạp – đó là hiện tượng tâm lý người. Khoa học nghiên cứu hiện tượng này gọi là Tâm lý học. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lý, Tâm lý học đã hình thành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong nhóm các khoa học về con người.
Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp ngày nay, con người trở nên bận rộn hơn, năng động hơn, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn nhưng lại phải đối mặt với những chứng bệnh của thời đại như stress, trầm cảm, rối loạn lo âu… Khi có kiến thức tâm lý học con người sẽ thấu hiểu được bản thân, duy trì sự cân bằng tâm lý để có một cuộc sống hạnh phúc và có thể giúp đỡ những người xung quanh đang gặp khó khăn tâm lý, tăng cường khả năng ứng phó với các vấn đề nảy sinh trong đời sống.
Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng trong những năm gần đây về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần đã gia tăng một cách đáng kể. Số lượng cán bộ tâm lý làm việc trong các cơ sở giáo dục, y tế, doanh nghiệp, cộng đồng đang gia tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Ước tính nhu cầu này sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới đây, mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Tâm lý học.
Nắm bắt được những nhu cầu bức thiết của xã hội hiện đại đặt ra đối với đội ngũ chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực, năng lực chuyên môn toàn diện, khả năng học tập suốt đời.
Tại Học viện Quản lý giáo dục, cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục được trang bị kiến thức cốt lõi về khoa học xã hội – nhân văn, kiến thức cơ sở ngành, liên ngành và chuyên ngành mang tính toàn diện, khai phóng và đa dạng về Tâm lý học giáo dục nhằm hình thành phẩm chất, kỹ năng cá nhân và xã hội, phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Tâm lý giáo dục cũng như các lĩnh vực khác có liên quan, đảm bảo thích ứng với môi trường xã hội hiện đại thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên được học tập và rèn luyện trong môi trường thân thiện và chuyên nghiệp với các trang thiết bị đầy đủ, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ tâm huyết với nghề, kiến thức chuyên môn uyên thâm, có phương pháp giảng dạy khoa học, hiện đại.
Sinh viên hoàn tất chương trình cử nhân Tâm lý học giáo dục sẽ hội tụ những năng lực toàn diện với đa dạng cơ hội việc làm:
THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC NĂM 2023
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục tuyển sinh 01 ngành Tâm lý học giáo dục - Mã ngành: 7310403
Chỉ tiêu tuyển sinh: Đợt tuyển sinh 2023-2024, khoa Tâm lý – Giáo dục dự kiến 130 chỉ tiêu cho ngành Tâm lý học giáo dục.
Phương thức tuyển sinh: Khoa Tâm lý – Giáo dục tuyển sinh theo 2 phương thức
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động của Khoa Tâm lý – Giáo dục:
Quản trị 09/06/2020 Lượt xem: 10035
Sau gần 2 ngày (05-06/6) làm việc, Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đồng chí Phạm Duy Cẩn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội; toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Sở... ...
Căn cứ Quyết định số 1020/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Giám đốc ĐHQG-HCM về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ;
Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh về việc ban hành “Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ”;
Căn cứ Quyết định số 1121/QĐ-ĐHQG ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của “Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ” ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19 tháng 02 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-XHNV-SĐH ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV về việc ban hành “Quy định tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ”;
Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-ĐHQG ngày 24 tháng 3 năm 2017 về việc giao nhiệm vụ cho trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đào tạo Tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM thông báo về việc chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Mã số: 62 14 01 14 năm 2017 như sau:
Xét tuyển đối với tất cả công dân Việt Nam và nước ngoài có nguyện vọng học và nghiên cứu trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục (QLGD) tại Việt Nam. Cụ thể:
- Đối tượng 1: có bằng cử nhân chính quy chuyên ngành QLGD
- Đối tượng 2: có bằng thạc sĩ chuyên ngành QLGD
- Đối tượng 3: có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần, bao gồm: Giáo dục học, Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Lý luận và phương pháp dạy học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn, Chính sách công, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý kinh tế, Quản lý khoa học và công nghệ, Quản lý công nghiệp, Quản lý năng lượng.
- Đối tượng 4: có bằng thạc sĩ các chuyên ngành khác.
II. THỜI GIAN, CHỈ TIÊU VÀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
+ 3 năm tập trung đối với người dự tuyển có bằng thạc sĩ chuyên ngành QLGD và ngành gần;
+ 4 năm tập trung đối với người dự tuyển chưa có bằng thạc sĩ và có bằng thạc sĩ các chuyên ngành khác.
+ Vòng 2: đánh giá năng lực ứng viên
thi ngoại ngữ đối với thí sinh không thuộc đối tượng miễn thi ngoại ngữ
Điều kiện dự tuyển dành cho từng đối tượng dự tuyển được qui định cụ thể như sau:
- Đối tượng 1: có bằng cử nhân chính qui chuyên ngành QLGD
+ Bằng cử nhân xếp loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 (theo thang điểm 10) trở lên, hoặc
+ Bằng cử nhân xếp loại khá có điểm trung bình tích lũy từ 7.5 trở lên (theo thang điểm 10) và có ít nhất 1 bài báo liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu dự kiến đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.
- Đối tượng 2: có bằng thạc sĩ chuyên ngành QLGD
+ Có bằng thạc sĩ chuyên ngành QLGD: 1) theo phương thức có thực hiện luận văn tốt nghiệp, hoặc 2) theo phương thức không yêu cầu thực hiện luận văn tốt nghiệp phải có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.
- Đối tượng 3: có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần
+ Có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần: 1) theo phương thức có thực hiện luận văn tốt nghiệp, hoặc 2) theo phương thức không yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ phải có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.
+ Hoàn thành các học phần bổ sung kiến thức theo quy định trong thời gian từ 1 năm đến 1,5 năm sau khi trúng tuyển
- Đối tượng 4: có bằng thạc sĩ của tất cả các chuyên ngành khác
+ Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác: 1) theo phương thức có thực hiện luận văn tốt nghiệp, hoặc 2) theo phương thức không yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ phải có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.
+ Hoàn thành các học phần bổ túc và bổ sung kiến thức theo quy định trong thời gian từ 1,5 năm đến 2 năm sau khi trúng tuyển
- Người dự tuyển tốt nghiệp cao học ngành gần và ngành khác với ngành Quản lý giáo dục phải học bổ sung kiến thức theo quy định.
- Người dự tuyển có văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Thông tin về đăng ký văn bằng do nước ngoài cấp xem tại đường link: https://cnvb.wordpress.com/
- Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ và minh chứng về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác theo quy định
- 01 đề cương nghiên cứu trình bày rõ về hướng nghiên cứu, đề tài hoặc chủ đề nghiên cứu; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan; mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu dự kiến; kế hoạch học tập và nghiên cứu trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của người dự tuyển trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; đề xuất người hướng dẫn. Trong đề cương thí sinh dự tuyển phải đề xuất người hướng dẫn khoa học có tên trong danh sách do cơ sở công bố (trường hợp thí sinh dự tuyển đề xuất người hướng dẫn khoa học không có tên trong danh sách do cơ sở đào tạo công bố, người dự tuyển phải xin ý kiến của cơ sở đào tạo và được thủ trưởng cơ sở đào tạo chấp nhận trước khi nộp hồ sơ dự tuyển)
- 02 thư giới thiệu của hai giảng viên hoặc nghiên cứu viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng ngành,
- Chứng chỉ ngoại ngữ theo qui định của 1 trong 6 ngoại ngữ: tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật,
- Giấy xác nhận của địa phương (hoặc cơ quan đang công tác) xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật,
- Giấy cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (đóng học phí, hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ)
- Người dự tuyển có trình độ ngoại ngữ theo chuẩn đầu vào thể hiện trong Quy chế giảng dạy môn ngoại ngữ tiếng Anh của Đại học Quốc gia Tp.HCM (ĐHQG-HCM). Nếu ngoại ngữ chuyên ngành là tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung thì chuẩn đầu vào tương đương với chuẩn đầu vào trình độ tiếng Anh.
- Người dự tuyển được miễn xét tuyển hoặc miễn thi môn ngoại ngữ nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là một trong sáu thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài của một trong sáu thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến của Bộ Giáo dục và đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học tại Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh được Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc ĐH QG HCM công nhận.
+ Có giấy chứng nhận điểm ngoại ngữ đạt từ 60 điểm trở lên trong kỳ tuyển sinh sau đại học do ĐHQG-HCM tổ chức còn hiệu lực 2 năm kể từ ngày tuyển sinh môn ngoại ngữ đến ngày nộp hồ sơ.
+ Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tối thiểu cấp độ B2 trong thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi của các cơ sở đào tạo: Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Trung tâm SEAMEO RETRAC, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế, Trường ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Cần Thơ.
(**) Do Trung tâm khảo thí tiếng Anh của ĐHQG-HCM cấp bằng
Ghi chú: Đối với một số chứng chỉ không thông dụng khác, cơ sở đào tạo cần gửi đến ĐHQG-HCM cho ý kiến về việc quy đổi tương đương
Ưu tiên xét tuyển đối với người dự tuyển thuộc các trường hợp sau:
- Có nhiều bài báo liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu dự kiến được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín hoặc kỷ yếu hội thảo khoa học có phản biện và có chỉ số xuất bản ISBN,
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo,
- Đã hoặc đang tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.
4. Yêu cầu đối với các đối tượng dự tuyển là người nước ngoài
Người dự tuyển nộp các hồ sơ dự tuyển theo quy định, Hội đồng tuyển sinh nhà trường sẽ xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể.
Các thí sinh dự tuyển học Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục trải qua 2 vòng như sau:
Việc xét tuyển được thực hiện bằng cách đánh giá hồ sơ chuyên môn của thí sinh như sau:
- Tiểu ban xét tuyển chuyên ngành sẽ đánh giá thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển theo Thang điểm đánh giá hồ sơ chuyên môn của thí sinh dự tuyyển (căn cứ vào các khoản 1, 2, 3 của mục III).
- Hội đồng tuyển sinh Nhà trường sẽ căn cứ vào hồ sơ của Tiển ban xét tuyển chuyên ngành và Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Đại học Quốc gia TP. HCM để ra quyết định thông qua hồ sơ xét tuyển.
- Hồ sơ xét tuyển của thí sinh dự tuyển được thông qua ở vòng thứ 1 sẽ tiếp tục tham gia xét tuyển tại vòng thứ 2.
2. Vòng thứ 2: Đánh giá năng lực ứng viên
Trong vòng thứ 2, mỗi thí sinh dự tuyển sẽ trải qua 3 phần thi cơ bản sau:
+ Bài luận về dự định nghiên cứu
+ Phẩm chất và năng lực thí sinh
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
- Người có thời gian công tác liên tục từ 02 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ; anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; người dân tộc thiểu số;
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
2. Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Mục 1 (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn Ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy định này và cộng một điểm (thang điểm 10) cho một trong hai môn thi (Cơ bản hoặc Cơ sở). Nguyên tắc ưu tiên như sau: Khi 01 môn thi có điểm <5.0 và 01 môn thi ≥5.0 thì cộng 1.0 điểm cho môn thi có điểm dưới trung bình. Các trường hợp còn lại thì cộng 1.0 điểm vào môn Cơ sở