Do dịch bệnh Covid 19 kéo dài và lây lan qua dịch tiết nước bọt trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, tiếp xúc qua đường hô hấp…. Do vậy chiếc khẩu trang đang là vật dụng quan trọng và cần thiết để giúp phòng tránh dịch bệnh.

Nguyên tắc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị y tế

(i) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của thiết bị y tế mà mình xuất khẩu, nhập khẩu.

(ii) Thiết bị y tế đã có số lưu hành tại Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt.

(iii) Thiết bị y tế thuộc trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu (Xem chi tiết tại Thiết bị y tế phải có giấy phép nhập khẩu) thì khi nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam phải có giấy phép nhập khẩu.

(iv) Thiết bị y tế không thuộc trường hợp (ii) và (iii) tại Mục 1 này khi đưa vào Việt Nam theo các hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

(v) Việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do áp dụng đối với thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

(vi) Việc nhập khẩu thiết bị y tế đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất để xuất khẩu.

Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu thiết bị y tế đã có số lưu hành phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành. Chủ sở hữu số lưu hành khi ủy quyền cho cơ sở nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu thiết bị y tế phải đồng thời gửi văn bản ủy quyền đó cho cơ quan cấp số lưu hành và cơ quan hải quan.

- Có kho và phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu sau đây hoặc có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển thiết bị y tế:

+ Kho bảo quản: Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng thiết bị y tế được bảo quản; bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm; đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.

+ Phương tiện vận chuyển thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.

- Có kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành thiết bị y tế, y, dược, hóa dược hoặc sinh học.

+ Có kho bảo quản đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2001/NĐ-CP.

+ Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.

Lưu ý: Trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, tổ chức nhập khẩu thiết bị y tế không phải chứng minh việc đáp ứng các điều kiện trên.

Các trường hợp được miễn công bố tiêu chuẩn áp dụng và miễn đăng ký lưu hành

- Thiết bị y tế xuất, nhập khẩu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá chất lượng, đào tạo hướng dẫn sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế.

- Thiết bị y tế nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích viện trợ hoặc khám, chữa bệnh nhân đạo hoặc để phục vụ hoạt động hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc để sử dụng cho mục đích là quà tặng, quà biếu cho cơ sở y tế hoặc chữa bệnh cá nhân, đặc thù cá nhân hoặc theo nhu cầu chẩn đoán đặc biệt của cơ sở y tế.

- Thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa mà trên thị trường chưa có sẵn các thiết bị y tế khác có khả năng thay thế.

- Thiết bị y tế sản xuất tại Việt Nam chỉ với mục đích xuất khẩu hoặc tham gia trưng bày, hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

Xuất nhập khẩu đóng vai trò “chủ lực” thúc đẩy nền kinh tế

Kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, việc xuất nhập khẩu giao thương hàng hóa ngày càng phát triển, cùng với đó lượng công việc tăng dẫn tới nhu cầu về nhân lực ngành xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng. Nhiều người lao động cũng như các bạn học sinh sinh viên đã lựa chọn học và theo nghề xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, phần lớn nhân lực cung ứng trong ngành xuất nhập khẩu là người chưa qua đào tạo không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp dẫn tới thực trạng: Công ty không tuyển được người; người lao động không tìm được việc.

Muốn trở thành nhân viên xuất nhập khẩu cần trang bị những gì ?

Để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:

1. Quy trình và thủ tục xuất nhập khẩu: Hiểu rõ về các quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: thủ tục hải quan, các loại hóa đơn và tài liệu, thủ tục thanh toán và bảo hiểm.

2. Luật pháp và quy định về thương mại quốc tế: Nắm vững các quy định và luật pháp liên quan đến thương mại quốc tế như: thuế quan, bộ chứng từ liên quan đến xuất nhập khẩu, hiệp định thương mại tự do...

3. Kiến thức về logistics: Hiểu biết về quy trình vận chuyển hàng hóa, phân phối và quản lý logistics trong chuỗi cung ứng.

4. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với các đối tác trong và ngoài nước, đàm phán với các đối tác thương mại để đạt được các thỏa thuận có lợi cho doanh nghiệp.

5. Kiến thức về thị trường quốc tế: Nắm vững thông tin về thị trường xuất nhập khẩu, biết về xu hướng thị trường, cạnh tranh và cơ hội kinh doanh.

6. Sử dụng công nghệ thông tin: Biết sử dụng các công nghệ thông tin phổ biến trong ngành: phần mềm quản lý chuỗi cung ứng, hải quan…

7. Ngoại ngữ tốt: Tiếng Anh thường được sử dụng rộng rãi trong ngành xuất nhập khẩu, việc có tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác sẽ là một lợi thế.

Người trái ngành học xuất nhập khẩu có khó không ?

Học xuất nhập khẩu có khó không, nên bắt đầu từ đâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm?

Nếu bạn là một người trái ngành muốn chuyển sang làm xuất nhập khẩu không có người hướng dẫn, không biết bắt đầu học từ đâu, đừng mất quá nhiều thời gian cho việc tự tìm kiếm tài liệu, học không có định hướng. Hãy  đăng đăng ký một khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn tại trung tâm đào tạo uy tín để có thể làm được việc trong thời gian ngắn. Những khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế sẽ là giải pháp tối ưu cho người mới bắt đầu.

Vậy nên học xuất nhập khẩu ngắn hạn ở đâu?

Để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu chuyên nghiệp bạn cần có kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế, hãy bắt đầu bằng những khóa học xuất nhập khẩu cơ bản.

Một trong những trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu thực tế tốt nhất hiện nay bạn nên tham khảo là Hệ Thống Đào Tạo Thực Tế VinaTrain với các khóa học xuất nhập khẩu và khóa học Logistics  nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người học.

Theo khảo sát, khóa học xuất nhập khẩu tại VinaTrain có tính thực tế cao phù hợp với người mất gốc, người mới bắt đầu. Với phương châm “Đào tạo thực tế - cầm tay chỉ việc” bám sát nhu cầu doanh nghiệp, khi học xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain, bạn được tiếp xúc với chứng từ thực tế và hiểu thêm về thực trạng ngành xuất nhập khẩu; logistics.

Trung tâm này có nhiều khóa học được tổ chức theo hình thức online và trực tiếp với học phí phải chăng, giáo trình tài liệu luôn được cập nhật, học viên được hướng dẫn bởi đội ngũ chuyên chuyên gia có nhiều nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế.  Khi đăng ký học tại VinaTrain, bạn sẽ nhận được nhiều giá trị:

Ngoài ra, VinaTrain đang là nơi giao lưu học hỏi của rất nhiều người đang làm xuất nhập khẩu, nên đăng ký học tại đây bạn sẽ được mở rộng mối quan hệ cho công việc xuất nhập khẩu sau này.

VinaTrain Việt Nam  là cầu nối việc làm giữa nhà tuyển dụng và ứng viên vô cùng hiệu quả, đây là lý do trung tâm này luôn nhận được phản hồi tích cực từ học viên với hơn 90% người học hài lòng về chất lượng đào tạo.

Tìm hiểu thêm những khóa họcxuất nhập khẩu thực tế tại webiste: https://vinatrain.edu.vn/