Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, thuật ngữ “doanh nghiệp FDI” ngày càng trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ doanh nghiệp FDI là gì, hoạt động như thế nào và đóng góp ra sao cho nền kinh tế. Dưới đây là bài viết mà AZTAX cung cấp sẽ giúp bạn làm rõ những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp FDI, phân loại các hình thức doanh nghiệp FDI phổ biến tại Việt Nam.

Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.

Các loại đầu tư nước ngoài FDI gồm những gì?

Bên cạnh những thắc mắc liên quan đến FDI thì vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là các hình thức đầu tư nước ngoài FDI là gì. Cụ thể như sau:

Đây là dạng đầu tư có vốn nước ngoài phổ biến nhất hiện nay. Với hình thức này, các nhà đầu tư tập trung đầu tư vốn vào một công ty nước ngoài thuộc cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty do chủ đầu tư FDI sở hữu hoặc điều hành.

Khi đó, hai doanh nghiệp sẽ cùng sản xuất hoặc kinh doanh cùng những mặt hàng tương tự nhau. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có thể cùng “đẩy” cho nhau phát triển.

Bên cạnh việc phân loại FDI theo chiều ngang thì còn có hình thức khác là theo chiều dọc. Khác với FDI theo chiều ngang là cùng ngành, nghề giống nhau thì FDI theo chiều dọc là một dạng đầu tư vào một chuỗi cung ứng trong đó có thể bao gồm một hoặc nhiều ngành, nghề khác nhau.

Ngoài việc thực hiện theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang thì những ngành, nghề đầu tư ít nhiều cũng có liên quan đến nhau hoặc chỉ vào một doanh nghiệp tuy nhiên, loại FDI tập trung lại là dạng đầu tư vào nhiều công ty khác nhau từ cùng một doanh nghiệp và thuộc các ngành hoàn toàn khác nhau.

Điều này đã tạo ra một FDI “chùm” và vốn FDI không liên kết trực tiếp với các nhà đầu tư kinh doanh.

Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau;

- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.

Như vậy, điều kiện quan trọng nhất của để trở thành doanh nghiệp FDI là được thành lập hoặc góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau;

– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

– Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Quyền lợi và nghĩa vụ của Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật của Việt Nam. Ngoài ra, sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI, đặc biệt là ưu đãi về thuế suất.

Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.

Doanh nghiệp FDI là gì? Gồm đặc điểm thế nào?

Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp FDI là gì cũng như chưa có quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp này mà chỉ có giải thích chung về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.

Cụ thể, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Có thể kể đến một số đặc điểm của doanh nghiệp FDI:

- Hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI:

Lưu ý: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

- Quyền và nghĩa vụ: Có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.

- Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam, Mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.

Vai trò của những doanh nghiệp FDI

Các doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, từ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đến nâng cao năng suất lao động và chuyển giao công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp này cũng thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tạo nền tảng vững chắc cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nước ngoài là hình thức phổ biến của FDI. Hình thức này phù hợp với những dự án có mô hình đầu tư nhỏ. Các nhà đầu tư sẽ chú trọng khai thác những lợi thế của những dự án đầu tư, tìm cách áp dụng khoa học công nghệ, kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả và thu về lợi nhuận cao nhất.

Hình thức này có ưu điểm là thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Ngoài ra, đây là hình thức giúp họ đa dạng hóa hoạt động đầu tư, chia sẻ rủi ro. Nhưng nhược điểm là dễ gây tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính, đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối và thường bị ràng buộc, hạn chế từ nước chủ nhà.

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa các bên. Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút FDI.

Hợp đồng BBC được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác, phân chia lợi nhuận, sản phẩm. BBC không thành lập pháp nhân riêng và phải dựa vào pháp nhân của nước sở tại. Do đó, phía nhà đầu tư rất khó kiểm soát hiệu quả của các hoạt động BCC. Tuy nhiên, BBC là hình thức đơn giản nhất, thủ tục pháp lý không rườm rà nên thường được ưu tiên trong giai đoạn đầu để thu hút FDI. Đến khi hình thức 100% vốn hay liên doanh phát triển, thì hình thức BCC có xu hướng giảm mạnh.

Hình thức đầu tư BCC có ưu điểm giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, công nghệ. Ngoài ra, giúp tạo thị trường mới và bảo đảm quyền điều hành dự án của nước sở tại, từ đó thu lợi nhuận tương đối ổn định.

Là các mô hình đầu tư công tư, trong đó nhà đầu tư xây dựng và vận hành dự án với các thỏa thuận cụ thể về sở hữu và chuyển giao sau thời gian hoạt động.