Thời gian đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm tại UIT kéo dài 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.

Review ngành Kỹ thuật phần mềm trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Ngành học “hút nhân lực”, ra trường là có việc

Bạn hãy mở chiếc smartphone của mình ra và đếm thử xem bạn đang sử dụng bao nhiêu ứng dụng cho nhu cầu cá nhân của mình? Có thể bạn chưa từng để ý nhưng tất cả các ứng dụng đó đều là sản phẩm của lĩnh vực kỹ thuật phần mềm. Không phải tự nhiên mà ngành Kỹ thuật phần mềm lại lọt top 5 chuyên ngành “hot” nhất nhóm ngành Công nghệ thông tin. Nếu bạn đang có ý định theo học một ngành về công nghệ thông tin thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành học thời thượng này tại UIT nhé!

Ngành Kỹ thuật phần mềm thuộc top 5 chuyên ngành “hot” nhất của ngành Công nghệ thông tin

Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

Bạn có thể hiểu ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành nghiên cứu và đào tạo về các quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm phần mềm có chất lượng cao, đáp ứng được các nhu cầu cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.

Nếu bạn thích lập trình thuần túy, thì ngành này cực kỳ phù hợp với bạn. Các sản phẩm của việc lập trình được gọi là “phần mềm”, “‘ứng dụng” hoặc “chương trình”. Nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng ta đang sử dụng phần mềm mọi lúc mọi nơi: từ các ứng dụng văn phòng cơ bản như Excel, Microsoft Word, Powerpoint đến các trình duyệt web như Chrome, Safari, Cốc Cốc, Firefox, các chương trình chỉnh sửa thiết kế như  After Effect, Photoshop, Lightroom hay thậm chí cả Google Search, Facebook, Zing MP3… cũng là một dạng ứng dụng. Đó là chưa kể các hệ điều hành quen thuộc như Microsoft Windows hay Linux cũng chính là phần mềm!

Người tạo nên các sản phẩm phần mềm này chính là các kỹ sư phần mềm, họ sẽ mô tả và viết hướng dẫn (lập trình) để máy tính có thể hiểu và dần thay thế các thao tác của con người trong hoạt động, công việc, giải trí, giúp con người giải phóng khỏi các công việc thủ công, các quy trình hoạt động sẽ được tối ưu hóa và các sai sót cũng sẽ được giảm thiểu.

Ngoài kiến thức lập trình thì kiến thức từ các lĩnh vực liên quan như khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, toán học, quản lý chất lượng, quản lý dự án, kỹ thuật hệ thống và công thái học phần mềm cũng rất cần thiết. Nhưng đừng lo lắng, bởi vì học tại UIT các thầy cô sẽ dạy hết các kiến thức này cho bạn.

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm sau khi tốt nghiệp UIT

Thực tế thì công nghệ thông tin ngày càng giữ một vị trí quan trọng đối với cuộc sống con người, giúp cuộc sống và công việc trở nên tiện lợi dễ dàng hơn rất nhiều. Các sản phẩm của kỹ thuật phần mềm có mặt ở khắp mọi nơi. Chính vì vậy mà nhu cầu nhân lực cho ngành Kỹ thuật phần mềm để phục vụ và đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ này là vô cùng lớn. Các bạn Kỹ sư phần mềm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ngay ở các dự án vừa và lớn hoặc lựa chọn tiếp tục học lên cao hơn làm thạc sĩ, tiến sĩ để đi theo con đường nghiên cứu.

Cụ thể, bạn có thể làm tại các vị trí công việc sau:

– Làm chuyên viên thiết kế, phân tích, cài đặt, quản trị và bảo trì các phần mềm máy tính, các ứng dụng trong các công ty, cơ quan, trường học…

– Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc bộ phần cần đến ứng dụng công nghệ thông tin tại tất cả các tổ chức, đơn vị có nhu cầu (ngân hàng, hàng không, hành chính, xây dựng, viễn thông, giáo dục).

– Làm việc tại các công ty sản xuất và gia công phần mềm trong và ngoài nước, hoặc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng, bảo trì các hệ thống thông tin.

– Làm việc tại các công ty thiết kế website, phát triển phần mềm, game; làm việc tại bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các nhà máy, ngân hàng, cơ quan, trường học… hoặc tại các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin;

– Làm giảng viên giảng dạy các môn về công nghệ phần mềm, công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

– Tự thiết kế và phát hành các sản phẩm ứng dụng, game trên thiết bị di động.

– Tiếp tục học lên các bậc cao hơn của ngành Kỹ thuật phần mềm hoặc các ngành liên quan như Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính tại các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.

– Làm cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin tại các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc tại các trường đại học và cao đẳng.

– Làm nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực công nghệ mạng, công nghệ phần mềm và các hệ thống nhúng tại các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc cơ quan nghiên cứu của các trường Đại học và Cao đẳng, các Bộ, Ngành.

Khép lại bài viết “Review ngành Kỹ thuật phần mềm trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Ngành học “hút nhân lực”, ra trường là có việc”, chúng ta có thể chốt lại về ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành có nhu cầu việc làm rất cao, mức lương thì lại hấp dẫn và có nhiều cơ hội được làm việc tại các công ty về công nghệ lớn ở cả trong nước và quốc tế. Nếu yêu thích công nghệ thông tin thì đừng bỏ qua ngành học siêu tiềm năng này bạn nhé!

Khoa Công nghệ Phần mềm hiện nay cần tuyển 02 trợ giảng với tiêu chuẩn sau:

1. Mô tả công việc, điều kiện, tiêu chuẩn vị trí công việc:

a. Trình độ: Tốt nghiệp cử nhân/kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Phần mềm hoặc các

ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin loại Giỏi trở lên.

c. Vị trí công việc: tham gia hướng dẫn thực hành các môn học ngành Kỹ thuật

Phần mềm, nghiên cứu khoa học và các công tác khác tại khoa Công nghệ Phần mềm

2. Hình thức tuyển dụng, địa điểm tổ chức tuyển dụng3. Quyền lợi :

Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin (Information Technology)

Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin

Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ kỹ thuật

• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tổ chức, nghiên cứu và triển khai các vấn đề trong ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin.

• Đào tạo thạc sỹ khoa học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin; đồng thời có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập được trong môi trường quốc tế, có kiến thức để tiếp tục học ở bậc đào tạo tiến sĩ.

2. Mục tiêu cụ thể - Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục

2.1. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo thạc sỹ kỹ thuật Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin là trang bị cho người tốt nghiệp:

• Kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin; Vận dụng được các kiến thức công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm, xây dựng các giải pháp và ứng dụng trong ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin,

• Có kỹ năng làm việc trong một môi trường ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực và môi trường quốc tế, đáp ứng đòi hỏi của các dự án trong ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin,

• Có kỹ năng phát hiện, mô hình hóa các vấn đề và vận dụng kiến thức, công cụ kỹ thuật hiện đại, kỹ năng thực hành để giải quyết các bài toán đặt ra, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. 2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục: Sau khi tốt nghiệp, Thạc sỹ kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội phải đạt được chuẩn đầu ra của chương trình CNKT cùng với các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sỹ theo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin.

1. Có kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin, kiến thức nâng cao và chuyên sâu theo chuyên ngành. Có khả năng thiết kế và phát triển các hệ thống, sản phẩm liên quan đến chuyên ngành đào tạo:

1.1. Nắm vững các kiến thức Toán và khoa học cơ bản, toán cho công nghệ thông tin vào giải quyết các bài toán kỹ thuật;

1.2. Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở cốt lõi ngành bao gồm mô hình hóa và phân tích phần mềm, các hệ cơ sở dữ liệu tiên tiến, v.v. trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ Thông tin;

1.3. Nắm vững và có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành, tiếp cận các lĩnh vực/định hướng ứng dụng về Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin trong xây dựng và phát triển các hệ thống, dịch vụ, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin;

1.4 Nắm vững và có khả năng áp dụng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật, công nghệ và công cụ trong việc thiết kế, phát triển, triển khai, vận hành các sản phẩm, dịch vụ CNTT, nhất là các phần mềm chuyên dụng và các hệ thống thông tin quy mô lớn, phức tạp;

1.5. Hiểu biết, nắm vững và có khả năng áp dụng phương pháp, kỹ thuật và công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm và ứng dụng CNTT theo yêu cầu thực tế;

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1. Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật, hiểu biết các phương pháp tiếp cận khác nhau của quá trình xây dựng công nghệ, thích hợp với mọi mặt: kinh tế -xã hội, đạo đức nghề nghiệp, luật pháp và an toàn thông tin;

2.2. Có khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;

2.3. Có tư duy hệ thống và tư duy phê bình;

2.4. Có tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;

2.5. Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; 2.6. Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.

3. Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1. Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);

3.2. Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;

3.3. Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt chứng chỉ B1.

4. Có khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học. Khả năng tìm tòi các vấn đề thực tiễn, vận dụng kiến thức chuyên ngành để nghiên cứu, đề xuất và đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1. Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ thông tin với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;

4.2. Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp công nghệ thông tin, tham gia xây dựng dự án công nghệ thông tin;

4.3. Tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học;

4.4. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin;

4.5. Có khả năng đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin.