Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế

Cán cân thương mại có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, cụ thể:

- Quốc gia dựa vào cán cân thương mại để đánh giá khả năng cạnh tranh về thương mại trên trường quốc tế, cho phép phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa nhu cầu tiêu dùng của xã hội và khả năng sản xuất, đồng thời có thể đưa ra các chính sách và phương án hiệu quả để đảm bảo cho nền kinh tế vĩ mô của quốc gia;

- Góp phần thay đổi tỷ giá hối đoái nhờ phản ánh được quan hệ cung-cầu tiền tệ của đất nước đó. Khi cán cân thương mại thặng dư, xuất siêu, dòng tiền ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều hơn dẫn đến việc tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì giao thương bắt buộc phải dùng đồng nội tệ nên đồng nội tệ tăng giá. Từ đó một đồng nội tệ cũng đổi được nhiều đồng ngoại tệ hơn. Tương tự với trường hợp ngược lại khi nhập siêu;

- Hiểu biết được tình trạng cán cân vãng lai;

- Cán cân thương mại thể hiện mức thu nhập, đầu tư và tiết kiệm của quốc gia trên cán cân thanh toán: Nếu cán cân thương mại thâm hụt thì quốc gia đó đang chi nhiều hơn thu, tiết kiệm cũng ít hơn đầu tư và ngược lại.

Tầm quan trọng của cán cân thương mại đối với toàn bộ nền kinh tế

Các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại

Nhập khẩu và xuất khẩu là yếu tố chính tác động đến cán cân thương mại. Các yếu tố cơ bản khác có ảnh hưởng đến cán cân thương mại là: tỷ giá hối đoái, lạm phát và các chính sách thương mại & phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:

- Tỷ giá hối đoái: Khi đồng tiền nội địa tăng giá trị thì giá cả hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn, hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ với người nước ngoài, gây bất lợi cho xuất khẩu, từ đó cán cân thương mại giảm. Ngược lại, giá trị tiền nội tệ giảm thì sẽ thuận lợi cho xuất khẩu, bất lợi cho nhập khẩu khiến thặng dư thương mại.

- Lạm phát: Lạm phát sẽ khiến đồng nội tệ mất giá, giá thành sản xuất thay đổi cũng tác động không hề nhỏ đến xuất nhập khẩu. Phá giá tiền tệ dẫn tới việc giá trị hàng nhập khẩu cao, giá trị hàng xuất khẩu thấp suy ra thâm hụt thương mại.

- Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế có thể bao gồm các rào cản trong việc xuất nhập khẩu một số mặt hàng (thuế, các điều kiện đối với sản phẩm trong các lĩnh vực nhất định…) hoặc hỗ trợ của Chính phủ khiến giá cả cũng như số lượng sản xuất thay đổi… sẽ khiến thay đổi giá trị xuất nhập khẩu khi đó cán cân thương mại cũng thay đổi.

- Ngoài ra có thêm một số yếu tố nữa như: cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của các quốc gia, thu nhập của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước, các chu kỳ kinh tế, ảnh hưởng của dòng vốn đổ vào quốc gia đó…

Những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại

Để tính cán cân thương mại ta áp dụng công thức sau:

Cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu bằng 0.

Nếu mức chênh lệch này > 0 thì cán cân thương mại thặng dư hay xuất siêu, mang giá trị dương, xuất khẩu > nhập khẩu;

Nếu mức chênh lệch < 0 thì cán cân thương mại thâm hụt hay nhập siêu, mang giá trị âm, xuất khẩu < nhập khẩu.

3 trạng thái cán cân thương mại

Thực trạng cán cân thương mại tại Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cung cấp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước năm 2020 ước tính đạt 543.9 tỷ Đô la mỹ, tăng 5.1% so với năm 2019, trong đó: kim ngạch nhập khẩu đạt 262.4 tỷ USD và xuất khẩu là 281.5 tỷ USD.

Như vậy, cán cân thương mại thặng dư khoảng 19.1 tỷ USD, mức xuất siêu cao nhất bắt đầu chuỗi 5 năm xuất siêu tính từ năm 2016, một kết quả cực kỳ ấn tượng dù nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19.

Cán cân thương mại của Việt Nam hiện nay

Cũng vượt qua chặng đường bị dịch Covid-19 kìm hãm thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước là 668.54 tỷ USD vẫn tăng 22.6% so với năm 2020, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336.31 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu đạt 332.23 tỷ USD như vậy cán cân thương mại vẫn thặng dư.

Tính chung 10 tháng năm 2022 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta đạt 616.24 tỷ USD, tăng 14.1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, xuất khẩu đạt 312.82 tỷ USD tăng 15.9% còn nhập khẩu đạt 303.42 cũng tăng 12.2%. Cán cân thương mại tại thời điểm này vẫn xuất siêu và ước tính là 9.4 tỷ USD.

Như vậy có thể thấy, cán cân thương mại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thị trường, làm sao để cán cân thương mại dương hay thặng dư cán cân luôn là bài toán cho Chính phủ hướng tới mục tiêu tăng cường vị thế của quốc gia mình trên trường thế giới. TOPI mong rằng, với những thông tin trên, chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về thị trường. Chúc bạn thành công!

Bài nghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết về CCTM và thực trạng việc áp dụng CCTM ở Việt Nam trong điều kiện bình thường mới hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện CCTM của Việt Nam hiện nay.

Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu ngừng lại, hoạt động XNK nói riêng, khôi phục phát triển kinh tế nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Với những diễn biến mới của tình hình trong nước và quốc tế, Chính phủ đã và đang sử dụng các giải pháp kích cầu thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, kiểm soát nhập khẩu và cải thiện CCTM nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu kép. Bên cạnh những tác động tích cực, các giải pháp này còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được những biến động khó lường của dịch bệnh trong nước và toàn cầu.

Cán cân thương mại là gì? Có thể hiểu CCTM hay xuất khẩu rong (Balance of Trade - Net Export) là sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Đây là một số liệu quan trọng dùng để đánh giá sức khỏe và trình độ phát triển của một quốc gia.

Công thức tính cán cân thương mại: được tính bằng tổng giá trị hàng xuất khẩu trừ tổng giá trị hàng nhập khẩu. Hay: NX = EX - IM

Trong đó: EX là tổng kim ngạch xuất khẩu, IM là tổng kim ngạch nhập khẩu, NX là cán cân thương mại.

Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, quốc gia đó có thặng dư thương mại. Khi xuất khẩu ít hơn nhập khẩu, quốc gia đó thâm hụt thương mại. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng tránh thâm hụt thương mại, dù đôi khi CCTM thuận lợi hoặc thặng dư không mang lại lợi ích tốt nhất cho đất nước.

Mặt khác, theo công thức tính tăng trưởng kinh tế GDP, là:

GDP = C + I + G + NX → NX = GDP - (C + I + G)

Trong đó: (C + I + G) là tổng chi tiêu trong nước.

Như vậy, CCTM bằng sản lượng trừ đi tổng chi tiêu trong nước, và xảy ra một số trường hợp sau:

- NX = 0; CCTM cân bằng; khi đó sản lượng trong nước đúng bằng chi tiêu trong nước.

- NX > 0; CCTM thặng dư; khi đó sản lượng trong nước lớn hơn chi tiêu trong nước.

- NX < 0; CCTM thâm hụt, khi đó sản lượng trong nước nhỏ hơn chi tiêu trong nước.

Một là, CCTM giúp xác định nhu cầu tiền tệ của quốc gia.

Nếu CCTM dương, xuất khẩu hàng hóa lớn, dòng tiền ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều sẽ làm cho nhu cầu chuyển đổi tiền nội địa tăng lên. Bởi các giao dịch với nhà cung cấp và tiền lương của nhân viên không thể được thanh toán bằng đồng ngoại tệ. Lúc này cầu đồng nội tệ tăng lên, làm tăng tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ trên thị trường quốc tế. Ngược lại, nếu CCTM âm, nhập khẩu hàng hóa lớn hơn xuất khẩu, dòng tiền ngoại tệ cần để giao dịch lớn, sẽ làm nhu cầu đồng nội tệ giảm, dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm. Chính phủ sẽ dựa trên những số liệu cụ thể này để đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp, nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy ưu điểm, đưa quốc gia phát triển bền vững và cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Như vậy, CCTM hay còn gọi là xuất khẩu ròng, liên quan trực tiếp đến vòng xoay tiền tệ của một quốc gia.

Hai là, CCTM là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế vĩ mô của một quốc gia.

Nếu CCTM dương cho thấy toàn bộ nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu hút FDI lớn, giúp quốc gia tăng vị thế trên thị trường quốc tế. Còn nếu quốc gia đó đang gặp tình trạng thâm hụt thương mại hay CCTM âm cho thấy trình độ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cần được cải thiện, để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ba là, CCTM là số liệu thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia.

Nếu CCTM dương hay quốc gia đang thặng dư thương mại là tín hiệu cho thấy mức độ đầu tư chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tỷ lệ tiết kiệm. Đồng thời thu nhập của người lao động tăng lên cho thấy mức sống của người dân tại quốc gia đó đang ngày càng được cải thiện và nâng cao. Ngược lại, nếu CCTM âm hay thâm hụt thương mại, cho thấy tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia đó đang lớn, nhu cầu mua sắm hàng hóa đang có xu hướng giảm, mọi người dân tỏ ra vô cùng thận trọng.

3. Tình hình CCTM Việt Nam thời gian gần đây

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK hàng hóa năm 2015 cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014; trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2014 và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ USD của năm 2014.

Năm 2016, kim ngạch XNK cả nước có sự tăng trưởng ấn tượng khi đạt 350,74 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% (tương ứng tăng gần 14,52 tỷ USD) so với năm 2015; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2% (tương ứng tăng hơn 8,46 tỷ USD) so với năm 2015. Đặc biệt, năm 2016 cũng là năm Việt Nam đạt tỷ lệ xuất siêu cao, ở mức 2,52 tỷ USD.

Năm 2017, tổng trị giá XNK tiếp tục tăng, đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21% (tương ứng khoảng 73,74 tỷ USD) so với năm 2016. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2% (tương ứng tăng 37,44 tỷ USD); tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21% (tương ứng tăng 36,3 tỷ USD) so với năm 2016.

Năm 2018, tổng kim ngạch XNK đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%. Tính chung, CCTM của Việt Nam trong năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với mức thặng dư của năm 2017.

Năm 2019, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của cả nước lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD (đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6%, tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng khi Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng XNK, đóng góp nguồn lực cho NSNN và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch covid-19 trên diện rộng, song Việt Nam đạt được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch XNK. Tổng trị giá XNK hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0% (tương ứng tăng 18,39 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 9,31 tỷ USD).

Trong năm 2020, Việt Nam đã có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như: Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD), Liên minh châu Âu (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD),...

CCTM hàng hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ USD, đây là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch covid-19, song CCTM hàng hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ USD, đây là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

Biểu đồ 1: Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam 2016 - 2020

3.2. CCTM 10 tháng đầu năm 2021

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng năm nay, tổng kim ngạch XNK hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 537,31 tỷ USD, tăng22,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng16,6%; nhập khẩu tăng 28,2%.

Xuất khẩu hàng hóa: Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 69,77 tỷ USD, tăng 7,7%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 198,16 tỷ USD, tăng 20,1%, chiếm 74%.

Nhập khẩu hàng hóa: Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 92,5 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 176,88 tỷ USD, tăng 31,3%. Trong 10 tháng năm 2021 có 39 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Biểu đồ 2: Mức tăng tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng giai đoạn 2012-2020

4. Giải pháp cải thiện CCTM trong điều kiện bình thường mới ở Việt Nam

4.1. Trạng thái bình thường mới

Trạng thái bình thường mới là trạng thái mà tại đó đất nước vừa tập trung chống dịch, vừa khôi phục và phát triển lại nền kinh tế như lúc ban đầu. Đại dịch covid-19 đã khiến cả thế giới đối mặt với những thách thức mới,Tổ chức Y tế Thế giới WHOkêu gọi các nước cùng đối mặt để vượt qua đại dịch.

Với tinh thần hợp tác, chia sẻ lúc khó khăn, Việt Nam đã nhận được hỗ trợ và chia sẻ thiết thực, kịp thời vềkhẩu trang, thiết bị y tế, vaccine. Đồng thời,các nước cần tăng cường đoàn kết quốc tế, để phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

4.2. Những thách thức cho hoạt động XNK của Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới

Trong bối cảnh đại dịch covid-19 chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, hoạt động XNK của Việt Nam tiếp tục có nhiều ảnh hưởng, có thể chỉ ra một số thách thức sau:

- Kinh tế toàn cầu suy giảm trên diện rộng: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sụt giảm sâu nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929-1930. Theo Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), GDP toàn cầu năm 2020 sụt giảm 4,2% so với năm 2019. Năm 2020, phần lớn các nền kinh tế, khu vực kinh tế trên toàn cầu đều tăng trưởng âm (ngoại trừ Trung Quốc, Ai Cập, Việt Nam).

Các nền kinh tế là các thị trường lớn xuất khẩu của Việt Nam đều giảm như: Tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy giảm 7,3%; Mỹ suy giảm 3,5%; Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 2,3% - mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008,...

- Thương mại toàn cầu thu hẹp mạnh: Xu hướng suy yếu của hoạt động thương mại toàn cầu xuất hiện trong cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ở phần lớn các quốc gia trên thế giới khi nhu cầu về hàng hóa, nguyên liệu sản xuất giảm mạnh và các chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn. Triển vọng thương mại u ám hơn tại các nước phụ thuộc vào xuất khẩu và hoạt động du lịch. Những nước xuất khẩu dầu mỏ cũng chịu cú sốc mạnh khi giá dầu giảm trong nửa đầu năm 2020. Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài.

- Đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và xu hướng dịch chuyển đầu tư: Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch covid-19 bùng phát đã khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, dẫn tới làn sóng phá sản doanh nghiệp khắp thế giới. Vì sự đứt gãy đột ngột của chuỗi cung ứng toàn cầu mà hiện tượng khan hiếm hàng hóa đã xảy ra trên toàn thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất ô tô, thiết bị y tế,... Trước tình hình này, các nước đã đa dạng hóa đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh nội địa hóa và khu vực hóa nhằm ngăn chặn rủi ro, đảm bảo sự ổn định cho chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, một số ngành công nghiệp chế biến chịu tác động mạnh: Ngành Dệt may do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, cầu giảm mạnh và xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là xuất khẩu tới các thị trường chủ lực và truyền thống.

- Công nghiệp hỗ trợ còn chậm phát triển: Việt Nam chưa sản xuất được các sản phẩm đảm bảo chất lượng, quy mô để có thể tham gia được vào chuỗi cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các DN xuất khẩu.

- Tranh chấp thương mại và phòng vệ thương mại còn diễn biến phức tạp: Mặc dù, Việt Nam đã và đang rất tích cực, chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề trong tranh chấp thương mại, xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại, vượt qua các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu nhưng thương mại thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với xu hướng bảo hộ thương mại ngày càng tăng.

- Nguy cơ từ tình trạng dịch bệnh kéo dài: Đây là nguy cơ lớn nhất và gia tăng rủi ro cho các nguy cơ vừa đề cập. Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, các doanh nghiệp đã và đang phải cố gắng duy trì sản xuất nhưng vẫn đối mặt với nguy cơ các thị trường quốc tế sẽ dừng, hủy đơn hàng để chuyển sang nước khác, đến khi dịch được kiểm soát, việc nối lại các mối quan hệ kinh doanh sẽ rất khó khăn và cần phải có quá trình.

4.3. Giải pháp thúc đẩy XNK, cải thiện CCTM trong điều kiện bình thường mới ở Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tục tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ các rào cản để thâm nhập các thị trường mới; Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch covid-19 trên thế giới và trong nước để có các biện pháp ứng phó kịp thời, hỗ trợ DN; Đưa ra những khuyến cáo đối với các cơ quan, DN tham gia XNK, cần nhận thức rõ được những diễn biến trên thị trường thế giới để có thể tranh thủ khai thác hết cơ hội, tiếp tục duy trì được thế mạnh xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay. Ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến XNK, tháo gỡ khó khăn về đầu vào, hỗ trợ về thông tin và đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Nâng cao năng lực trong công tác cảnh báo sớm, phân tích, cảnh báo tình hình tăng trưởng xuất khẩu nóng, dẫn tới nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và chủ động có biện pháp phù hợp để bảo vệ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ ngành sản xuất trong nước, từ đó nâng cao năng lực xuất khẩu.

Thứ tư, có chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách thuế hỗ trợ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp XNK, đa dạng hóa hơn nữa các đối tác thương mại, giảm thiểu những tác động đến từ một đối tác thương mại cụ thể.

Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị và sức khỏe tài chính cũng như khả năng thích ứng để vượt qua các thách thức, rủi ro trong hoạt động giao thương quốc tế; đồng thời cần có những chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng thông qua việc nghiên cứu, dự báo các nhu cầu. Chú trọng nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới,...

Trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục tận dụng tốt cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế để khai thác tối đa các thị trường xuất khẩu, phát triển các thị trường mới. Mặc dù, hoạt động XNK của Việt Nam đạt được một số kết quả ấn tượng, song vẫn luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng dịch bệnh bùng phát kéo dài. Hoạt động XNK đã phải đối diện với nhiều rào cản như việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều,... Bối cảnh mới yêu cầu các cơ quan quản lý và DN tham gia XNK cần chủ động, linh hoạt triển khai các giải pháp để ứng phó với những rủi ro mới phát sinh, tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy hoạt động XNK, góp phần cải thiện CCTM, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu kép trong điều kiện hiện nay.